Nghị định 70/2025/NĐ-CP: Những điểm mới nổi bật về hóa đơn điện tử doanh nghiệp cần biết
Ngày 01/6/2025, Nghị định 70/2025/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, đánh dấu bước tiến mới trong quá trình số hóa quản lý hóa đơn, chứng từ tại Việt Nam. Đây là nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP, mang lại nhiều thay đổi đáng chú ý cho doanh nghiệp, đặc biệt trong việc thay thế và điều chỉnh hóa đơn điện tử.
1. Những điểm mới quan trọng trong Nghị định 70/2025/NĐ-CP
1.1. Mở rộng đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử:
Nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở tại Việt Nam nhưng hoạt động thương mại điện tử hoặc cung cấp dịch vụ số sẽ thuộc diện áp dụng HĐĐT.
1.2. Hộ cá nhân kinh doanh được phép ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử:
Không còn giới hạn ở doanh nghiệp lớn, hộ kinh doanh giờ cũng có thể ủy quyền lập HĐĐT cho bên thứ ba.
1.3. Bổ sung loại hóa đơn mới và nội dung hóa đơn:
–
Hóa đơn thương mại điện tử cho xuất khẩu
–
Hóa đơn doanh nghiệp chế xuất tùy theo phương pháp kê khai thuế
–
Thêm nội dung bắt buộc: số định danh, thông tin vận tải, đặc điểm hàng hóa...
1.4. Linh hoạt về thời điểm lập hóa đơn:
–
Thời điểm lập hóa đơn đối với xuất khẩu hàng hóa: do người bán tự xác định
nhưng chậm nhất không quá ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày hàng hóa được
thông quan.
–
Đối với dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài như đối với dịch vụ
trong nước: là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã
thu được tiền hay chưa thu được tiền.
–
Bổ sung thời điểm lập hóa đơn đối với trường hợp cụ thể khác.
1.5. Quy định rõ khi thời điểm lập hóa đơn khác thời điểm ký số:
Trường
hợp thời điểm lập hóa đơn và thời điểm ký số khác nhau thì:
–
Thời điểm ký số và thời điểm gửi cơ quan thuế cấp mã đối với hóa đơn có mã của
cơ quan thuế hoặc thời điểm chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế đối
với HĐĐT không có mã của cơ quan thuế chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo kể từ
thời điểm lập hóa đơn (trừ trường hợp gửi dữ liệu theo bảng tổng hợp theo quy định
của Pháp luật).
–
Người bán khai thuế theo thời điểm lập hóa đơn.
–
Thời điểm khai thuế đối với người mua là thời điểm nhận hóa đơn đảm bảo đúng, đầy
đủ về hình thức và nội dung theo quy định.
1.6. Bỏ quy định hủy hóa đơn sai:
Thay
vào đó, bên bán và bên mua sẽ có thể lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế, kèm
văn bản thỏa thuận sai sót.
Bổ
sung quy định lập 01 hóa đơn để thay thế hoặc điều chỉnh cho nhiều hóa đơn đã lập
sai trong cùng tháng của cùng 01 người mua.
1.7. Mở rộng đối tượng sử dụng HĐĐT từ máy tính tiền:
Bao gồm doanh nghiệp bán lẻ, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên.
2. Lợi ích doanh nghiệp nhận được từ Nghị định mới
✅ Tăng tính minh bạch –
pháp lý rõ ràng
✅ Tiết kiệm thời gian xử
lý hóa đơn sai
✅ Tăng khả năng quản lý dữ
liệu hóa đơn thống nhất
✅ Thúc đẩy chuyển đổi số
trong quản lý thuế
3. Doanh nghiệp cần lưu ý gì?
3.1. Nội dung hàng hóa, dịch vụ ghi trên hóa đơn
Theo quy định mới tại điểm b, khoản 7, Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung khoản 6, Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP), các thông tin thể hiện trên hóa đơn cần được ghi đầy đủ và rõ ràng hơn so với trước. Cụ thể:
Tên hàng hóa, dịch vụ: Phải được trình bày bằng tiếng Việt, thể hiện chi tiết, đầy đủ từng chủng loại, không viết tắt hoặc mô tả chung chung.
Đối với hàng hóa đặc thù như xe ô tô, xe máy, bất động sản,... hóa đơn cần ghi rõ đặc điểm nhận dạng như: số khung, số máy, kích thước, số tầng, các yếu tố giúp xác định duy nhất hàng hóa đó
Hóa đơn dịch vụ vận tải: Phải thể hiện biển số phương tiện vận chuyển và hành trình (điểm xuất phát – điểm đến). Trong trường hợp doanh nghiệp vận tải qua nền tảng số hoặc thương mại điện tử, hóa đơn cần thể hiện:
▪ Tên hàng hóa vận chuyển
▪ Thông tin người gửi: họ tên, địa chỉ, mã số thuế hoặc số định danh cá nhân.
Ngoại lệ đối với một số ngành nghề: Với dịch vụ bán lẻ xăng dầu cho khách hàng cá nhân không kinh doanh, hóa đơn điện tử có thể không cần đầy đủ thông tin như các loại hóa đơn thông thường.
3.2. Nguyên tắc lập và quản lý hóa đơn
Theo
Công văn số 348/CT-CS của Cục Thuế, ban hành ngày 28/3/2025, có 4 nguyên tắc mới
được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hóa đơn, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi
số:
- Mở
rộng các trường hợp bắt buộc phải lập hóa đơn: Người bán phải lập hóa đơn để
giao cho người mua trong các trường hợp quy định tại Điều 19 Nghị định
123/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung.
- Khuyến
khích người tiêu dùng lấy hóa đơn: Cơ quan thuế, nhà cung cấp hóa đơn và người
bán có thể tổ chức các chương trình như “Hóa đơn may mắn”, “Khách hàng thân thiết”,...
nhằm khuyến khích người dân yêu cầu lấy hóa đơn sau mỗi giao dịch. Các chương
trình này được tài trợ từ ngân sách nhà nước.
- Mở
rộng đối tượng được ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử: Không chỉ giới hạn ở các tổ
chức, từ nay hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh cũng được phép ủy quyền cho
bên thứ ba lập HĐĐT – không bắt buộc là bên liên kết.
- Tích
hợp hóa đơn và biên lai: Cho phép doanh nghiệp tích hợp biên lai thu phí với
hóa đơn điện tử trên cùng một định dạng. Điều này giúp giảm số lượng tài liệu,
dễ lưu trữ và tạo điều kiện thuận lợi trong khâu kê khai – đối chiếu.
3.3. Thời điểm lập hóa đơn
Một
trong những điểm thay đổi quan trọng của Nghị định 70/2025/NĐ-CP là quy định lại
cụ thể và chi tiết hơn về thời điểm lập hóa đơn, phân loại theo loại hình giao
dịch:
- Hóa
đơn bán hàng hóa: Được lập tại thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử
dụng, không phụ thuộc vào việc đã thu tiền hay chưa.
- Hóa
đơn xuất khẩu: Bao gồm cả hoạt động gia công xuất nhập khẩu, thời điểm lập hóa
đơn là do người bán tự xác định nhưng không được muộn hơn ngày làm việc tiếp
theo kể từ khi hàng hóa được thông quan.
- Hóa
đơn cung cấp dịch vụ:
▪
Nếu thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp: lập hóa đơn tại thời điểm thu tiền
▪
Nếu thu tiền sau: lập hóa đơn tại thời điểm hoàn tất dịch vụ
Một số quy định đặc thù khác:
- Điện,
nước, viễn thông, công nghệ thông tin,...: Lập hóa đơn chậm nhất là ngày 07 của
tháng tiếp theo.
- Ngành
dầu khí: Khi xác định giá bán hoặc khối lượng khí giao.
- Cho
vay tài chính: Lập hóa đơn theo kỳ hạn thu lãi hoặc tại thời điểm thu lãi (nếu
không ghi nhận vào sổ sách kế toán).
- Dịch
vụ vận tải dùng phần mềm tính tiền (ví dụ: taxi công nghệ): Lập hóa đơn sau khi
hoàn tất chuyến đi.
- Khám
chữa bệnh: Nếu khách hàng yêu cầu thì lập ngay, nếu không thì lập cuối ngày.
- Dịch
vụ bảo hiểm: Lập khi ghi nhận doanh thu.
- Xổ
số kiến thiết: Trước kỳ mở thưởng tiếp theo.
- Casno, trò chơi điện
tử có thưởng: Lập hóa đơn chậm nhất 1 ngày sau khi xác định doanh thu trong
ngày.
------------------------------------
DỊCH VỤ iXHD CỦA TS24 - Giúp doanh nghiệp tự động hóa toàn bộ quy trình xuất hóa đơn điện tử, từ khởi tạo đến lưu trữ, với các tính năng nổi bật:
- Tạo lập hóa đơn điện tử nhanh chóng, dễ dàng.
- Tích hợp mã hóa đơn từ cơ quan thuế tự động.
- Hỗ trợ lưu trữ hóa đơn an toàn, bảo mật theo chuẩn pháp lý.
- Tra cứu, quản lý và kiểm tra thông tin hóa đơn mọi lúc, mọi nơi.
Hãy trải nghiệm ngay dịch vụ iXHD để đơn giản hóa quy trình quản lý hóa đơn và tối ưu hóa hiệu suất doanh nghiệp của bạn!
------------------------------------
Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ:
Hotline CSKH: (028)-3866-4188 (Nhấn phím 1) hoặc Hotline hỗ trợ: 1900 6154
Website: ts24.com.vn
Email: sales@ts24.com.vn
Facebook: https://www.facebook.com/TS24official
Hỗ trợ qua Telegram: https://t.me/ts24_official_chat_bot